Hệ thống sao Alpha Ursae Majoris

α Ursae Majoris A và sao đồng hành mờ nhạt.

Alpha Ursae Majoris tạo thành một phần của khoảnh sao Bắc Đẩu (còn được gọi là chòm sao Cày hay chòm sao Gấu Lớn), và là ngôi sao phía bắc của bộ đôi 'con trỏ' (hay 'lính gác'), là hai ngôi sao của chòm sao Đại Hùng (Ursa Major) hướng về Polaris - ngôi sao Bắc cực trong kỷ nguyên J2000.

α Ursae Majoris có khoảng cách khoảng 123 năm ánh sáng tính từ Mặt Trời. Nó là một sao đôi quang phổ được tạo thành từ sao α Ursae Majoris A và α Ursae Majoris B. α Ursae Majoris A là sao chính và nó là một sao khổng lồ đã tiến hóa khỏi dãy chính sau khi tiêu thụ hết hydro ở lõi của nó. Ngôi sao thứ cấp, α Ursae Majoris B, là một sao dãy chínhphân loại sao F0V. Nó quay quanh quỹ đạo trung bình khoảng 23 đơn vị thiên văn (AU) và hoàn thành một vòng quỹ đạo sau 44,4 năm.[4]

Có một sao đôi quang phổ nữa cách xa 8 phút cung, là một cặp sao có cấp sao 7 thể hiện loại quang phổ F8. Đôi khi nó được gọi là Alpha Ursae Majoris C, nhưng được lập danh lục riêng riêng thành HD 95638.[4]

Người ta cũng thông báo là α Ursae Majoris có độ sáng biến thiên khoảng một phần nghìn của một cấp. Mười chế độ dao động xuyên tâm đã được phát hiện, với các chu kỳ từ 6,4 giờ đến 6,4 ngày.[11]

Mặc dù nó là một phần của chòm sao Đại Hùng, nhưng nó không thuộc nhóm di chuyển Đại Hùng gồm các sao có chuyển động chung trong không gian.[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Alpha Ursae Majoris http://library2.smu.ca/xmlui/handle/01/25941 http://adsabs.harvard.edu/abs/1953GCRV..C......0W http://adsabs.harvard.edu/abs/1966CoLPL...4...99J http://adsabs.harvard.edu/abs/1990ApJS...74.1075M http://adsabs.harvard.edu/abs/1997A&AS..124...75T http://adsabs.harvard.edu/abs/2000ApJ...530L..45G http://adsabs.harvard.edu/abs/2000ApJ...532L.133B http://adsabs.harvard.edu/abs/2007A&A...474..653V http://adsabs.harvard.edu/abs/2008AJ....135..892C http://adsabs.harvard.edu/abs/2009yCat....102025S